KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017-2018

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH THANH PHÚ LONG A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 28/KH-TPLA Thanh Phú Long, ngày 18 tháng 9 năm 2017

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2017 – 2018
Căn cứ công văn số 2224/SGDĐT-GDTH ngày 01/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cấp Tiểu học;
Căn cứ công văn hướng dẫn số 462/HD-PGDĐT ngày 06/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cấp Tiểu học;
Căn cứ nghị quyết của Đảng bộ xã Thanh Phú Long về công tác giáo dục ở địa phương.
Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm học: 2016 – 2017 và tình hình thực tế của đơn vị. Trường TH Thanh Phú Long A đề ra kế hoạch năm học 2017 – 2018 như sau:
PHẦN I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH:
1. Đặc điểm tình hình:
Trường TH Thanh Phú Long A tọa lạc tại ấp Thanh Hòa xã Thanh Phú Long. Trường có 1 điểm trường chính với tổng diện tích 3017 m2. Đa số người dân sống bằng nghề trồng thanh long. Năm học 2017 – 2018 trường có 241 học sinh chia làm 10 lớp. Tổng số CB-GV-NV 25, có 1 chi bộ với 14 đảng viên, với đặc điểm tình hình trên, trường có những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi:
– Trường luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của phòng GD&ĐT Châu Thành của Đảng ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể và ban đại diện CMHS ở địa phương.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị được cấp trên đầu tư khá đầy đủ phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy và học tập.
– Đội ngũ giáo viên năng nổ, nhiệt tình trong công tác; Tỉ lệ đạt trên chuẩn khá cao 88,9%,.
– Học sinh chăm ngoan, có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong học tập.
– Được sự đồng tình, ủng hộ của PHHS.
3. Khó khăn:
– Còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của học sinh còn tư tưởng giao khoán cho nhà trường.
– Học sinh nghèo và cận nghèo vẫn còn, ảnh hưởng đến chất lượng cuối năm.
PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC:
Năm học: 2017 – 2018 là năm thứ hai Phòng Giáo dục triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ, huyện Đảng bộ lần thứ X nhiệm kỳ 2016 – 2020. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch, thời gian, nhiệm vụ năm học mà Sở Giáo dục, phòng GD đề ra, trường đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm học 2017 – 2018 như sau:
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch chương trình hành động của ngành thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Chương trình 37-CTr/TU ngày 9/6/2014 của tỉnh Ủy Long An về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhà trường.
Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; thực hiện có hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và thực hiện tốt đổi mới đánh giá học sinh tiểu học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học; xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức dạy học bán trú cho học sinh .
Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế của trường và địa phương.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lí. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
B. NHIEÄM VUÏ CUÏ THEÅ:
I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT:
*Nội dung, biện pháp thực hiện:
– Đổi mới hoạt động quản lý nhà trường, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, của giáo viên;
– Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trư¬ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho mỗi học sinh;
– Tổ chức cho CBGVNV và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong địa bàn thực hiện hoạt động giáo dục; thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện NQTW 4 (khóa XII), củng cố kết quả các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
*Nội dung, biện pháp thực hiện:
– Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Triệt để chống các hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể học sinh và bạo lực học đường;
– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Chấn chỉnh tình trạng dạy trước chương trình, thực hiện nghiêm các qui định về dạy thêm học thêm.
– Tăng cường công tác quản lí thu chi trong trường, tránh tình trạng lạm thu. Tăng cường kiểm tra công tác thu đầu năm học và kiểm tra xử lý các khoản thu không đúng quy định nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học;
– Giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh “ngồi sai lớp”, không để học sinh bỏ học
– Tích cực tham gia sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác thể hiện qua công việc hàng ngày, trong quan hệ đồng nghiệp, với phụ huynh, coi trọng việc giáo dục đạo đức, tác phong, phong cách sống….
– Tích cực thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” với nội dung chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự, thân thể học sinh.
3. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi:
*Nội dung, biện pháp thực hiện:
Thực hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” các qui định về đạo đức nhà giáo, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đưa phong trào này trở thành hoạt động thường niên của trường, trong đó cần chú trọng các hoạt động :
– Giáo dục đạo đức, kĩ năng, giá trị sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Tổ chức hội thi, giao lưu thi tìm hiểu về truyền thống, lịch sử văn hoá địa phương để giáo dục lòng tự hào về truyền thống và các giá trị văn hoá của địa phương góp phần giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh.
– Thực hiện có hiệu quả 2 mô hình ” Trường học xanh, sạch, an toàn” và ” Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học”.
– Tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua các câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ năng khiếu,… thực hiện có nền nếp việc tập thể dục giữa giờ. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vui chơi, giải trí, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương;
– Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường thông qua tích hợp giảng dạy môn đạo đức và các môn học khác.
– Phối hợp tốt với gia đình, các tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí các trường hợp xúc phạm thân thể, danh dự người khác và học sinh.
4. Thực hiện tốt công tác y tế trường học và các quy định vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các trường học. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế đối với học sinh.
– Thực hiện tốt các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh và phải sạch cho học sinh và giáo viên. Tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp và khuôn viên trường học. Quan tâm thực hiện tốt vệ sinh trường học, có biện pháp xử lý rác, nhà vệ sinh nhằm làm trong lành môi trường học đường để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh. Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế đối với học sinh.
*Chỉ tiêu:
– 100% CB-GV-NV và HS tham gia, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động; 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế.
– 100% CB-GV – NV không vi phạm đạo đức nhà giáo.
– Đạt danh hiệu “ Trường học thân thiện học sinh tích cực loại xuất sắc theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT đề ra.
II. Thực hiện chương trình giáo dục:
1. Giáo dục năng lực:
* Nội dung thực hiện:
– Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục:
– Chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn;
– Thực hiện có hiệu quả Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐTngày 28/8/2014 và văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 về quy định đánh giá học sinh tiểu học.
– Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS…) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.
– Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Tổ chức hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm trường, trao đổi kinh nghiệm và dạy minh họa; thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ với nhau trong quá trình thực hiện; chỉ đạo dạy học tăng thời lượng ; phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học; điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với địa phương; tăng cường sử dụng đồ dùng để dạy học, giải nghĩa từ và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Thực hiện tốt mô hình trường học mới Việt Nam ( VNEN).
* Biện pháp thực hiện:
– Thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, tập trung vào giải pháp
. Thực hiện có hiệu quả phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. xây dựng kế hoạch thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho tất cả các lớp. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề, dự giờ, thao giảng về phương pháp “Bàn tay nặn bột” để rút bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. Khuyến khích giáo viên tổ chức các giờ học cho học sinh thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện.
. Tiếp tục triển khai vận dụng dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết trong cùng một buổi. Chú ý sử dụng tài liệu “Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” và sử dụng các quy trình của phương pháp mới để thực hiện bài dạy.
. Triển khai dạy học ngoại ngữ: thực hiện giảng dạy chương trình Tiếng Anh theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Việc giảng dạy cần thực hiện đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và nói, chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự tiến tới dạy Tiếng Anh 4 tiết/ tuần.
. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.
. Tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày theo mô hình lớp bán trú một cách linh hoạt theo điều kiện của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc thời lượng tối đa 7 tiết/ ngày cho các lớp học 2 buổi/ ngày Ngoài ra còn tổ chức dạy Tin học cho học sinh từ khối 3 đến khối 5; dạy Anh văn cho học sinh từ khối 2 đến khối 5; dạy theo mô hình trường học mới VNEN cho học sinh khối 3, khối 4.
– Thực hiện đúng, đủ kế hoạch, thời gian, chương trình giảng dạy theo chỉ thị của Sở GD&ĐT Long An ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học: 2017 – 2018 của Phòng GD&ĐT Châu Thành. Trong đó chú trọng việc thực hiện chương trình một cách linh động, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh, tăng cường tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường, Biển đảo, An toàn giao thông, kỹ năng sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả….vào trong các bài soạn giảng. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Quan tâm đến việc đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học tạo cơ hội cho mọi đối tượng học sinh phát huy hết năng lực của mình, giúp học sinh tiếp thu bài tốt, học tập tiến bộ nhất là học sinh yếu.
– Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo văn bản hợp nhất 03 do Bộ GD&ĐT ban hành
– Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Mô hình trường học mới tại Việt Nam theo hướng dẫn tại công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Châu Thành về việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam năm học 2017-2018.
– Thực hiện tốt việc bàn giao chất lượng của học sinh lớp dưới lên lớp trên.
– Tăng cường giảng dạy các môn học như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học, Anh văn, quan tâm đến những học sinh năng khiếu có kế hoạch bồi dưỡng để các em phát huy hết tài năng của mình. Quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo về công tác dạy học theo hướng giảm tải, đánh giá xếp loại học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu…..
* Chỉ tiêu thực hiện:
– Thực hiện sinh hoạt hoạt chuyện môn 2 lần / tháng.
– Mỗi giáo viên được BGH dự 2 tiết/ năm và tổ khối trưởng dự 3 tiết/HK .
– Mở chuyên đề 4 lần trong năm; 02 lần/ HK.
– Xếp loại học lực cuối năm:
. Hoàn thành chương trình lớp học; 98% trở lên.
. Hoàn thành chương trình Tiểu học: 100%.
– Có học sinh đạt giải năng khiếu cấp huyện. tỉnh về thi vở sạch chữ đẹp, kiến thức ATGT, vẽ tranh và các phong trào TDTT….
2 . Công tác giáo dục phẩm chất và hoạt động ngoài giờ lên lớp:
* Nội dung thực hiện:
– Học sinh nắm và thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh;
– Rèn luyện học sinh có tác phong, ngôn phong đúng trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.
– Giáo dục kỹ năng sống và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thông qua giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt vui chơi để cùng nhau tiến bộ. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông, kỹ năng sống, hòa nhập cộng đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, các dịch bệnh và tai nạn thương tích thường xảy ra trong học đường.
– Giáo dục ý thức tham gia xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp; xây dựng nền nếp tự quản trong giờ học; tích cực tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đề ra.
*Biện pháp thực hiện:
– Chú trọng giáo dục đạo đức, giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh;
– Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của nhà trường trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;
– Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
– Thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương vào nhà trường như truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường.
– Thực hiện có nền nếp các môn dạy lồng ghép., các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, các hoạt động của đội TNTPHCM; Sao NĐHCM, kết hợp với việc nêu gương người tốt, việc tốt để giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, ngoài ra còn cho học sinh hiểu thêm về truyền thống văn hóa nhà trường lịch sử địa phương.
– Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý và giáo dục học sinh.
– Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thể dục thể thao để giáo dục tinh thần đồng đội và tính kỷ luật.
– Tổ chức cho GV và học sinh khối 4+5 viếng thăm nhà bia tưởng niệm trận chiến thắng Cù Tròn ấp Tân Long.
* Chỉ tiêu thực hiện:
– 100% học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh.
– Phát triển Đội viên trong độ tuổi đạt 100%.
– Phấn đấu có 70% đội viên đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. Có 90% chi đội đạt danh hiệu chi đội mạnh.
– Danh hiệu đạt cuối năm “ Liên đội mạnh’
– Có 1 -2 HS đạt giải trong phong trào của huyện và tỉnh đề ra.
3 Giáo dục ngoại khóa – thẩm mỹ:
* Nội dung:
– Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
– Dạy đúng, đủ chương trình ngoại khóa các môn học.
– Tổ chức sinh hoạt học sinh theo chủ điểm hàng tháng, các ngày lễ lớn trong năm như: 2/9; 5/9; 20/11; 22/12; 3/2; 26/3; 30/4; 1/5 và ngày tổng kết năm học.
– Thực hiện tốt các chuyên hiệu, các chương trình công tác đội, chương trình phát thanh măng non theo chủ điểm.
*Biện pháp thực hiện:
– Thực hiện tốt việc tập thể dục giữa giờ, luyện tập đội điền kinh, bóng đá mi ni.
– Tổ chức về nguồn tại khu di tích chiến thắng Cù Tròn dịp 22/12; thăm mẹ Việt Nam anh hùng. Tổ chức cho học sinh chuyến tham quan du lịch trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc vui chơi cắm trại trong ngày lễ 26/3.
– Tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, các bệnh lây qua đường ăn uống, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, duy trì việc chải răng ngậm thuốc hàng tuần.
– Thực hiện tốt trật tự an toàn khi tham gia giao thông, phòng chống các tai tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học như ma túy, HIV, GAME Onlike…Bên cạnh đó tổ chức các trò chơi giải trí, bổ ích như bóng đá mi ni, bóng bàn, cờ vua, ca hát…
– Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Thường xuyên cùng với Ban đại diện CMHS tham mưu với Hội đồng Giáo dục xã, Hội khuyến học vận động các mạnh thường quân nhà hảo tâm ủng hộ để tổ chức tốt các phong trào.
* Chỉ tiêu thực hiện:
– Không có HS vi phạm ATGT và các tai, tệ nạn học đường
– Trong năm vận động các mạnh thường quân nhà hảo tâm ủng hộ bằng vật chất, tiền của để tổ chức tốt các phong trào.
III. Sách thiết bị dạy học:
1. Sách:
* Nội dung
– Thực hiện theo quy định sách tối thiểu đối với mỗi học sinh. Bảo đảm đầu năm học tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập, nhất là sách theo mô hình VNEN cho khối 3+4+5.
– Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
– Sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường.
* Biện pháp thực hiện:
– Vận động PHHS mua đủ SGK cho học sinh, thư viện bổ sung thêm số lượng sách dùng chung và hỗ trợ cho học sinh nghèo.
– Phát động phong trào đọc sách trong giáo viên và học sinh; hình thành thói quen đọc sách góp phần bổ trợ kiến thức còn khiếm khuyết cũng như phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy học.
– Hàng tháng tổ chức giới thiệu, trưng bày sách để phục vụ bạn đọc.
– Phát động phong trào tặng sách trong giáo viên và học sinh. Phát huy tốt tủ sách Pháp luật trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
– Xuất quĩ hoạt động phí để mua bổ sung thêm sách nghiệp vụ, sách tham khảo, mua báo phục vụ nhu cầu tinh thần cho giáo viên.
– Xây dựng tủ sách lớp học, áp dụng mô hình “Thư viện xanh”, “Thư viện thân thiện”, phát triển văn hóa đọc …phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường.
* Chỉ tiêu thực hiện:
– Thư viện đạt danh hiệu: Tiên tiến.
– 100% học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
– Thư viện có đủ các loại sách phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và đọc của GV và HS.
2. Thiết bị dạy học:
* Nội dung :
– Kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có.
– Có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời các thiết bị dạy học hư hỏng, đồng thời quản lí tốt việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học.
– Tăng cường kiểm tra việc sử dụng ĐDDH trong giờ lên lớp của giáo viên, chống tình trạng dạy chay, sử dụng D(DDH Thiết bị không hiệu quả, gây lãng phí.
– Tham mưu các cấp lãnh đạo từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng theo quy định chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học.
– Tăng cường khai thác các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Tự nhiên và Xã hội.
– Tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn piano kĩ thuật số trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.
* Biện pháp thực hiện:
– Tăng cường kiểm tra việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học trong giờ dạy của giáo viên.
– Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác TBDH.
– Tăng cường việc sử dụng các thiết bị, ĐDDH hiện có trong giờ dạy của giáo viên, tránh tình trạng dạy chay, sử dụng kém hiệu quả gay lãng phí thiết bị.
– Tích cực tham gia hưởng ứng “Hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học năm học 2017-2018”. Khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học từ các nguyên vật liệu sẵn có cho học sinh.
* Chỉ tiêu thực hiện:
– 100% GV lên lớp có ĐDDH, sử dụng hiệu quả các thiết bị, ĐDDHû.
– Bảo quản và sử dụng hiệu quả các thết bị, đồ dùng dạy học hiện cóù.
– 100% GV tự làm ĐDDH để phục vụ tiết dạy. Mỗi khối có ít nhất 1 ĐDDH đạt cấp trường để dự thi cấp huyện.
IV. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
– Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đảm bảo cho học sinh đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp.
– Tổ chức tốt việc tập huấn, hướng dẫn, hội thảo chuyên đề trong quá trình triển khai các phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh.
– Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; tổ chức ngày hội đọc, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”,…
V. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn quốc gia:
1/ Duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục:
* Nội dung thực hiện:
– Triển khai thực hiện theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
– Thu nhận hết trẻ trong độ tuổi vào học trong địa bàn; tạo mọi điều kiện và cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học. thực hiện tốt công tác huy động học sinhra lớp và duy trì sỉ số học sinh đến cuối năm học, hạn chế số học sinh lưu ban.
– Thực hiện phần mềm phổ cập về quản lý dữ liệu;
– Tích cực, chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục, củng cố, duy trì đạt chuẩn vững chắc Mức độ 3.
– Tập trung đẩy mạnh hoạt động của trung tâm thể thao và học tập cộng đồng góp phần xây dựng xã hội học tập.
* Biện pháp thực hiện:
– Phối kết hợp tốt giữa nhà trường với Ban chỉ đạo phổ cập GD, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức huy động hết trẻ trong độ tuổi ra lớp.
– Tổ chức dạy loại hình lớp bán trú nhằm tăng cường ôn tập phụ đạo học sinh yếu góp phần hạ thấp tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.
– Hàng tuần tổ chức kiểm tra sỉ số học sinh, kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
– Tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng đề án hoạt động của trung tâm thể thao và học tập cộng đồng.
– Vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, Hội khuyến học hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh nghèo, khó khăn trong học tập.
* Chỉ tiêu:
– 100% trẻ 6 tuổi trong địa bàn ra lớp 1.
– 100% học sinh cũ trở lại lớp.
– Duy trì sỉ số 100% (không có học sinh bỏ học)
– Hiệu quả đào tạo 5 năm 95% trở lên.
– Duy trì thành tựu đạt chuẩn về PCGDCMC và PCGD ĐĐT đạt chuẩn mức 3 .
– Tổ chức dạy bán trú cho tất cả HS trong trường; Ngoài ra còn tổ chức dạy Tin học cho học sinh từ khối 3 đến khối 5; dạy Anh văn cho học sinh từ khối 2 đến khối 5; dạy theo Mô hình trường học mới VNEN cho học sinh khối 3, khối 4, khối 5.
2/ Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia:
Duy trì các tiêu chí của Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tiến tới trình tỉnh kiểm tra tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 dự kiến tháng 10/2017.
VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục:
1/ Tình hình đội ngũ đầu năm:
– Tổng số: 25; chia ra:
+ BGH : 02 ;
+ Thư viện – Thiết bị: 01;
+ Hành chánh kế toán: 01;
+ BV-TV: 01
+ Y tế: 01
+ TPT: 01
+ GV dạy lớp : 18/ 10; Tỉ lệ: 1,8 GV /1 Lớp
. GV CN lớp: 13 / 10 lớp
. GV bộ môn: 5 (1AV, 1MT, 1TD, 1AN, 1TH, ).
. 100% GV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trong đó trên chuẩn 16/18 chiếm tỉ lệ 88,9%
+Tổng số đảng viên trong trường: 14/25 chiếm tỉ lệ: 56%
2/ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo :
* Nội dung và biện pháp thực hiện:-
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đảm bảo có giáo viên dạy ngoại ngữ và các môn chuyên trong tổng biên chế của nhà trường. Chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Ngoài ra còn bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung, quan điểm đổi mới công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. Tiếp tục quan tâm đánh giá và bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học. Đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học đạt theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập và công văn 2793/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 30/6/2017 V/v tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Tích cực đổi mới công tác quản lí: thực hiện hiệu quả quản lí và quyền tự chủ cơ sở, xã hội hoá giáo dục, “ba công khai”, kiểm định chất lượng trường tiểu học; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kì và đột xuất; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lý, sử dụng phần mềm EQMS trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục tiểu học; sử dụng phần mềm quản lý trường học (VEMIS) trong trường. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường đúng theo qui định.
* Chỉ tiêu thực hiện:
– 100% Đạt chuẩn về chuyên môn, trong đó có trên 80% trên chuẩn
– Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các phần mềm quản lý.
– Cập nhật thông tin, chất lượng hàng năm để phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng đúng lộ trình thời gian
3. Đổi mới công tác quản lí:
a. Triển khai thực hiện chính sách và cơ chế quản lýù:
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
– Phát huy quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường, đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý với phương châm: “ Đoàn kết – thân thiện – tích cực – chuyên nghiệp”.
– Tăng cường quyền chủ động quản lý, chỉ đạo trong công tác giảng dạy và học tập, trọng tâm là thực hiện đúng đủ chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình thực tế nhà trường, địa phương.
– Thường xuyên triển khai luật khiếu nại, tố cáo cho CB-GV-NV nắm và thực hiện, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện trong đơn vị.
– Xây dựng đội ngũ có ý thức tổ chức kỉ luật cao, đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong công tác, có tinh thần trách nhiệm, tích cực tự giác trong nhiệm vụ được giao.
– Quản lí lưu trữ các loại hồ sơ, công văn đầy đủ, ngăn nắp, gọn gàng, khoa học
* Chỉ tiêu thực hiện:
– Trong năm không có tình trạng khiếu kiện.
– Thực hiện tốt chế độ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác.
b. Công tác kiểm tra:
*Nội dung và biện pháp thực hiện:
– Tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn: kiểm công tác chủ nhiệm, nền nếp lớp, kỹ cương dạy và học, công tác coi và chấm bài kiểm tra định kỳ, đánh giá xếp loại học sinh, thực hiện qui chế chuyên môn….
– Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lí việc thu chi tài chính, cơ sở vật chất, tài sản nhà trường.
– Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ.
* Chỉ tiêu thực hiện:
– Kiểm tra chuyên đề: 100% GV về công tác soạn giảng, thực hiện hồ sơ sổ sách. Cụ thể Tổ trưởng duyệt giáo án hàng tuần; Ban giám hiệu duyệt giáo án 1 lần/ tháng; kiểm duyệt HSSS 4 lần/ năm.
– Kiểm tra chuyên đề 100% các lớp về công tác chủ nhiệm hàng tuần.
– Kiểm tra định kỳ về CSVC, quản lí tài chính, tài sản, các bộ phận 2 lần/ năm.
c. Công tác thi đua:
*Nội dung và biện pháp thực hiện:
– Triển khai cho CB-GV-NV nắm về luật thi đua khen thưởng và tiêu chuẩn đạt các danh hiệu CSTĐ, tập thể LĐTT, LĐXS.
– Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/07/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên và công văn số 1312/SGDĐT-GDTH ngày 08/8/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo v/v hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học; giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
– Triển khai và thực hiện tốt chỉ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng và Quyết định số 09 của Thủ tướng chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
– Tăng cường giáo dục ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức theo tinh thần của Quyết định 16 của Bộ GD&ĐT về qui định đạo đức nhà giáo.
– Mỗi thầy giáo cô giáo cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn là tấm gương sáng về đạo đức, tự học học và sáng tạo, phát huy tinh thần tự lập, sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong soạn giảng.
– Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, nắm nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học làm cơ sở để xét giáo viên giỏi, đồng thời làm tiêu chí để giáo viên tự đánh giá, phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo.
– Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ, tăng cường công tác xây dựng đảng, đoàn thể trong trường vững mạnh.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho CB-GV-NV. Phối kết hợp với Công đoàn cơ sở chăm lo đời sống vật chất, tinh thần như chế độ thăm hỏi ốm đau, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch…
* Chỉ tiêu thực hiện:
– Trong năm không có CB-GV-NV vi phạm đạo đức nhà giáo.
– 100% đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm đạt từ khá trở lên.
– 100% CB-GV-NV biết sử dụng vi tính, có chứng chỉ A,B.
d. Công tác quản lí tài chính:
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
– Thực hiện tốt việc thu chi tài chính. Thực hiện tốt nghị định 43 của chính phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng ngân sách tài chính.
– Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý, điều hành tốt thu, chi tài chính.
– Thực hiện tốt “ Ba công khai”, “ Bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn đổi mới cơ chế tài chính.
– Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lí, sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước.
* Chỉ tiêu:
– Đối với các khoản thu, chi từ ngân sách nhà nước công khai 1 lần/ quí.
– Đối với các loại quĩ phúc lợi, học phí công khai 1 lần/ học kỳ.
– Niêm yết 3 công khai tại phòng HĐGV.
e. Công tác xã hội hóa giáo dục:
* Nội dung và biện pháp thực hiện:
– Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học vận động các nhà hảo tâm mạnh thường quân tham gia đóng góp sửa chửa cơ sở vật chất, ủng hộ tập sách cho học sinh ngheo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
– Thường xuyên phối kết hợp giữa Nhà trường – Gia đình để nắm tâm tư nguyện vọng của phụ huynh học sinh.
– Vận động PHHS tham gia các loại hình bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm y tế cho học sinhá.
* Chỉ tiêu:
– Họp Ban đại diện CMHS 2 lần/ năm; vận động mạnh thường quân đóng góp tự nguyện để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh dự thi các phong trào, phát thưởng cuối năm; vận động học sinh tham gia bảo hiểm đạt theo chỉ tiêu trên giao.
VII. Một số hoạt động khác:
– Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh về các lĩnh vực giáo dục: giao lưu tiếng Việt cho học sinh, thi tìm hiểu kiến thức An toàn giao thông, Thi vẽ tranh theo chủ đề, thi tìm hiểu kiến thức về lịch sử, văn hóa địa phương… phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học. ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.
– Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức lịch sử văn hoá địa phương và thực hành kĩ năng sống.
– Xây dựng và quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng tổ chức các sân chơi, vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả các loại đàn trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.
– Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện và cùng phối hợp chăm lo, giáo dục học sinh.
– Thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế học sinh: phối hợp với các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội ở địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để đảm bảo chỉ tiêu học sinh tham gia bảo hiểm y tế.
– Tổ chức tuyên truyền về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh với nhà trường về giáo dục chăm sóc trẻ ở nhà, phù hợp với nội dung giáo dục ở nhà trường nhằm thực hiện phương châm kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
– Kế hoạch năm học: 2017 – 2018 được thông qua tại hội nghị công chức viên chức đầu năm, góp ý, thống nhất thực hiện suốt năm học;
– Căn cứ vào kế hoạch năm học của trường, các bộ phận chuyên trách sẽ xây dựng kế hoạch từng bộ phận, từ đó cụ thể hóa hoạt động theo học kỳ, tháng, tuần để tổ chức thực hiện. Đồng thời có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm ở từng giai đoạn và cuối năm.
– Tổ chức Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhà trường có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện kế hoạch.
– Kế hoạch này được thông qua đơn vị chủ quản trực tiếp lãnh đạo là phòng GD&ĐT Châu Thành và Hội đồng Giáo dục xã Thanh Phú Long phê duyệt hỗ trợ các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và địa phương.
– Trên là kế hoạch năm học: 2107 – 2018 của đơn vị trường TH Thanh Phú Long A. Kế hoạch này có hiệu lực khi có sự phê duyệt của phòng GD&ĐT Châu Thành, Hội đồng Giáo dục xã Thanh Phú Long và ký kết giữa Ban giám hiệu với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trước toàn thể hội đồng giáo viên nhà trường trong hội nghị Công chức viên chức đầu năm.
ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA NĂM HỌC: 2017 – 2018
TẬP THỂ LAO ĐỘNG XUẤT SẮC
HIỆU TRƯỞNG

DUYỆT UBND XÃ DUYỆT PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH